Kỹ thuật trồng gừng trong bao xi măng hiện nay đang khá phổ biến tại Việt Nam. Bởi kỹ thuật này vừa nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, vừa đảm bảo an toàn cho môi trường. Kỹ thuật trồng gừng trong bao xi măng hiện đang là mô hình sản xuất được nhiều hộ nông dân áp dụng bởi kỹ thuật này tốn rất ít diện tích đất sản xuất, chỉ cần điều kiện thâm canh tốt, sản lượng và năng xuất sẽ rất cao.
Gừng – Loại gia vị có nhiều công dụng

Gừng là loại cây ưa bóng dâm, cần độ sáng vừa phải, Gừng nên được trồng ở nơi khô ráo, không ưa nơi úng nước. Mới đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra kỹ thuật trồng gừng trong bao xi băng với chi phí thấp dễ áp dụng, hạn chế sâu bệnh, thối củ do cách li được các mầm bệnh tới từ đất trồng. Đối với những gia đình ít vốn, ít đất cũng có thể trồng được và mang lại hiệu quả kinh tế cao
Trong Đông y gừng có rất nhiều công dụng, ngoài ra, gừng còn là món gia vị không thể thiếu trong mỗi gia đình tại Việt Nam. Đối với những hộ gia đình nghèo, hoặc không có đất muốn cải thiện kinh tế, người dân đã áp dụng kỹ thuật trồng gừng trong bao xi măng
Cách chọn giống gừng trong kỹ thuật trồng gừng trong bao xi măng
Xử lý giống trước khi trồng: Gừng là loại dễ sống, tuy nhiên để cho gừng có thể sinh trưởng phát triển tốt, người dân nên chọn loại gừng trâu già (trên 10 tháng tuổi) không có mầm bệnh. Trước khi mang đi trồng, gừng giống cần được ủ dưới bóng dâm, tưới nước để cho nhú mầm. 1kg gừng, người dân có thể trồng 15 -17 bao xi măng. Đất trồng gừng trong bao xi măng cần đảm bảo tơi xốp, giữ được độ ẩm, thoát nước tốt

Khi gừng nảy mầm, bạn có thể tách từng nhanh theo đốt gừng cho tới khi gừng lành vết thương có thể phun thuốc Vôfatốc 0,7% hoặc Padan lên củ để diệt nấm, rệp trước khi đem ra trồng
Cần lưu ý trong quá trình ủ gừng, người dân nên thường xuyên kiểm tra mắt gừng, những mắt này trồi trước cần tách bỏ trước
Kỹ thuật trồng gừng trong bao xi măng
Khi đem gừng đi trồng ở bao xi măng, bạn cần tra dùng dọc theo vạch, khoảng cách khoảng từ 30-35cm/khóm, mỗi bao khoảng 2-3 mầm, mỗi luống của bao xi măng được bố trí trồng theo 2 rạch, khi dặt củ gừng sẽ được bố trí theo hình chân kiềng, mắt gừng hướng lên trên, chiều dọc của củ gừng theo rãnh luống đã rạch, lấy đất băm nhỏ phủ kín củ gừng và ấn chặt tay cho củ gừng không bị nghiêng, đổ

Bón phân cho gừng trong kỹ thuật trồng gừng trong bao xi măng
Theo tính toán, đối với phân hữu cơ được ủ từ các loại lá, tro, trấu, rơm mục với chế phẩm BIMA có chứa nấm đối kháng Trichoderma thì cứ 1000m2 gừng được trồng sẽ cần 1 -1,5 tấn và 0.1 tấn vôi bột để khử khuẩn
Còn đối với phân hóa học cần đảm bảo 1.000m2 là 50kg ure, 100kg lân (bón hết khi bón lót); 10kg phân kali (bón lót 5 kg). sau khoảng 1,5 tháng, người dân nên pha 2 muỗng phân ure pha bình 20lít để tưới 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau 4 – 5 ngày.
Tiến hàng bón thúc 7 ngày với liều lượng 5kg ure rải quanh gốc cách gốc 10cm khi gừng đẻ nhánh được 2 – 3 cây con. Là loại cây có củ phát triển trên mặt đất, nên khi gừng đẻ được 4-5 nhành con tiến hành vun gốc, và bón thêm phân hữu cơ với tỉ lệ 50% phân hữu cơ, 50 % đất vun vào gốc
Cách phòng trừ sâu bệnh trong kỹ thuật trồng gừng trong bao xi măng
Đối với những bao bị sâu bệnh, người dân mang bao đó đi cách ly tại nơi khác, tránh lây lan ra các bao xung quanh. Ưu điểm của kỹ thuật trồng gừng trong bao xi măng là người dân có thể trồng bất cứ ở đâu, nơi nào, tận dụng được nhiều khu đất, những khu đất bỏ hoang, đất trống… điểm ưu Việt nhất đó là trồng gừng trong bao xi măng có thể dễ dàng di chuyển để khi gặp thời tiết xấu như mưa ngập, nắng hạn

Đối với gừng trồng ở ngoài đất tự nhiên, mỗi củ gừng sẽ đẻ ra 3 -4 nhánh con, nhưng với kỹ thuật trồng gừng trong bao xi măng, gừng đẻ khá nhiều nhánh, mỗi nhánh sẽ cho 1 củ gừng, Gừng được trồng trong bao xi măng, sau 7- 8 tháng sẽ cho thu hoạch có thể đạt năng xuất 1,5 – 2kg/bao. Như vậy, tính chi phí đầu tư cho một bao gừng trồng đó là 2000 đồng (chưa kể phân bón) thu được 15.000 đồng. Năng xuất trồng gừng cao gấp 8 lần so với cách trồng gừng ngoài đất tự nhiên
Kỹ Thuật Trồng Gừng Trong Bao Xi Măng là cách trồng khá phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Ngoài ra, kỹ thuật này mang lại hiệu quả và năng xuất cao hơn so với trồng gừng theo cách thông thường, giảm chi phí sản xuất cho người dân, tiết kiệm diện tích đất. hãy tham khảo những kiến thức trên nhé