Hiện nay, trong các loại móng như móng cọc, móng bè, móng đơn thì móng băng chính là loại móng được sử dụng rộng rãi trong xây dựng nhà 2 tầng, nhờ vào chi phí rẻ, công tác thi công đơn giản mà móng băng được sử dụng tương đối phổ biến hơn so với các loại móng khác. Để tìm hiểu về móng băng, kết cấu móng băng nhà 2 tầng như thế nào thì mời bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi nhé
Móng băng là gì?
Móng băng là phần móng được đặt phía dưới cùng của công trình xây dựng, nhằm chống đỡ kết cấu toàn bộ công trình, giảm tải trọng cho phần xây dựng ở các tầng trên. Móng băng có kết cấu một dải dài song song hoặc đang xen vào nhau thành hình chữ thập
Với tác dụng chống đỡ kết cấu tòa nhà, giảm tải trọng cho kết cấu công trình bằng cách phân đều tải trọng xuống các cọc bê tông bên dưới, vì thế móng băng đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc tạo nên độ bền vững của tòa nhà
Tùy thuộc vào kết cấu địa hình, tính ổn định, độ cứng, độ lún của đất mà ta có thể lựa chọn loại móng băng cho phù hợp. Hiện nay, móng băng được chia thành ba loại móng băng cứng, móng băng mềm và móng băng kết hợp
Bên cạnh việc giảm tải trọng cho tòa nhà, móng băng còn giúp tạo liên kết giữa tường và cột. Tuy nhiên, vì móng băng có chiều sâu nông nên tính chống lật, chống trượt khá kém. Bởi vì thế, mà móng băng thường được sử dụng ở những khu vực có độ lún đồng đều và độ cứng ổn định
Tiêu chuẩn của kết cấu móng băng nhà 2 tầng
Tùy thuộc vào tính ổn định của đất, độ lún khi xây dựng mà tiêu chuẩn kết cấu móng băng nhà 2 tầng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp, sau đây là một số tiêu chuẩn tham khảo.
- Tiêu chuẩn đối với móng phổ thông: (900 – 1200) x 350(mm)
- Tiêu chuẩn đối với thép bản móng phổ thông: Φ12a150
- Tiêu chuẩn đối với dầm móng phổ thông: 300 x (500 – 700) (mm)
- Tiêu chuẩn đối với thép dầm móng phổ thông: 6Φ(18 – 22) đối với thép dọc và Φ8a150 đối với thép đai
Quy trình làm móng băng nhà 2 tầng
Chuẩn bị mặt bằng
Trước khi tiến hành thiết kế, điều đầu tiên cần làm đó là khảo sát địa chất, từ đó có thể lựa chọn loại móng băng phù hợp. Sau bước khảo sát địa chất chúng ta cần thực hiện san lấp mặt bằng, đảm bảo khu vực thi công có địa hình bằng phẳng, không gồ ghề
Chuẩn bị hố đóng cọc
Căn cứ vào bản vẽ thiết kế, đội thi công sẽ tính toán và đo lường để xác định khu vực đào hố đóng cọc, độ nông sâu của hố sẽ phụ thuộc vào từng công trình. Lưu ý không để có nước trong khu vực đào móng, nếu có thì phải rút sạch nước, vì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến độ liên kết của bê tông,
Chuẩn bị nguyên liệu
Phần thép phải được uốn thẳng, không gỉ sét, không dính bùn đất, bám bẩn
Cốp pha phải nguyên vẹn, không bị cong vênh hay mục, gãy
Bê tông phải được pha trộn theo đúng tỉ lệ, không được lẫn tạp chất khác
Thực hiện đổ móng
Đây là bước cuối cùng trong quy trình tạo nên kết cấu móng băng nhà 2 tầng. Đầu tiên, bố trí các lưới thép vào đúng vị trí, đảm bảo đủ số lượng theo yêu cầu của bản vẽ
Ghép cốp pha vào lưới thép, cốp pha phải được ghép kín và được cố định bằng đinh hoặc ốc vít
Đổ bê tông đã được pha trộn vào các hố móng, lưu ý khi thực hiện thợ thi công không được đứng trên thành cốp pha vì dễ gây xê dịch cốp pha ảnh hưởng đến chất lượng công trình
Một số lưu ý khi lựa chọn móng băng cho nhà 2 tầng
Lựa chọn thiết kế phù hợp
Việc lựa chọn thiết kế móng sao cho phù hợp với kết cấu công trình là điều vô cùng quan trọng, để có thể đưa ra được sự lựa chọn đúng đắn thì chúng ta phải tiến hành khảo địa chất thật kỹ càng
Giám sát thi công, đảm bảo chất lượng công trình
Thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ công trình thi công để đảm bảo chất lượng công trình theo đúng bản vẽ. Mặt khác có thể nhanh chóng đưa ra phương án giải quyết khi phát hiện có sai sót tránh ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu công trình
Vật liệu
Để có thể đảm bảo được tải trọng một cách tuyệt đối thì việc lựa chọn nguyên liệu làm móng cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Nên lựa chọn những nguyên liệu có thương hiệu, đạt tiêu chuẩn và có uy tín trên thị trường
Lựa chọn nhà thầu giàu kinh nghiệm, có chất lượng và uy tín
Phần móng được xem là phần quan trọng nhất trong một công trình xây dựng, ngoài việc lựa chọn đúng loại móng phù hợp với công trình thì nhà thầu thi công cũng góp phần quan trọng không kém trong việc đảm bảo chất lượng phần móng, nên lựa chọn những nhà thầu có nhiều kinh nghiệm và có uy tín cao
Trên đây là tất cả thông tin liên quan đến kết cấu móng băng nhà 2 tầng, hy vọng những chia sẻ trên đây có thể giúp bạn có thể chọn lựa được loại móng phù hợp cho ngôi nhà của mình trong tương lai