Trong phong thủy, cây khế được nhiều người chọn làm cây trồng trước cửa nhà. Liệu điều này có thật sự mang lại những ý nghĩa tốt đẹp? Theo những các chuyên gia phong thủy, trước cửa nhà cần lựa chọn loại cây gợi lên tên gọi của sự may mắn, tránh tên gọi xấu. Vì vây, cây khế trong phong thủy được nhiều người lựa chọn làm cây trồng trước nhà. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ý nghĩa của cây khế trong phong thủy là gì nhé.
Cây khế trong phong thủy có ý nghĩa gì?
Khi lựa chọn cây trồng trước cửa nhà nhiều người thường coi trọng tên gọi của cây trồng. Vì thế, có các đánh giá thiếu khách quan về cây Khế. Có nhiều vấn đề xung quanh việc có nên trồng cây khế trước cửa nhà khôn. Đây cũng là một câu hỏi khó với nhiều gia đình về việc có nên trồng cây khế trước nhà không.
Cây khế là loại cây rất dễ trồng, có thân hình lớn, cho sai quả nhưng không tốn công chăm sóc. Người ta thường liên tưởng đến vàng trong tiền tài của cải khi nhìn vào quả khế màu vàng. Sự tích cây khế cũng là một minh chứng cho việc liên tưởng cây khế và vàng với chuyện ăn khế trả vàng. Có thể thấy rõ ràng cây khế là một loại cây tốt và không có điều gì để kiêng kỵ. Ngoài ý nghĩa về mặt phong thủy, cây khế được ví von trong bài hát quê hương. Coi quê hương là chùm khế ngọt, cho con trèo hái mỗi ngày. Vì vậy, không có điều gì để kiêng kị khi trồng cây khế trước nhà.
Liệu có nên trồng cây khế trước nhà không?
Theo phong thủy, bạn không nên trồng bất kỳ cây gì khác trước cửa nhà. Bởi sẽ làm cản trở lối đi, gây ảnh hưởng đến các nguồn khí tốt đi vào nhà. Điều đó cũng quyết định gia chủ gặp vận may hay vận rủi. Vì vậy, trồng cây trước cửa nhà là một điều cấm kỵ. Tuy nhiên, bạn có thể trồng cây trước sân nhà, vườn nhà mang lại những ý nghĩa tốt đẹp cho gia đình bạn. Trồng cây khế trước sân nhà giúp âm dương khí được cân bằng. Cây khế còn kết hợp với sự tích “ăn khế trả vàng” nên nhiều gia đình thường lựa chọn. Trồng cây khế trước nhà theo phong thủy còn mang lại nhiều may mắn, tài lộc cho gia đình đó. Bạn cũng không cần lo lắng việc thay thế loại cây khác vì cây khế thường sống rất lâu.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều người cho rằng tên của cây khế trong phong thủy là xấu và có ý nghĩa kém may mắn. Đây là lý do này hoàn toàn không thuyết phục. Bởi người việt ta từ ngày xưa đến nay vẫn thích trồng cây khế ở sân vườn. Bởi cây khế trong văn hóa Việt còn gắn liền với người có phúc hậu và hiền lành. Trong cuộc sống hàng ngày, cây khế trong phong thủy cho bóng mát, quả ngon. Ngoài ra, khế còn có tác dụng rất tốt trong y học. Quả khế ép lấy nước có tác dụng làm thuốc hạ sốt, cầm máu, giảm bệnh trĩ và làm thuốc loại tiểu…
Cách trồng và chăm sóc cây khế phong thủy đúng cách
Cây khế có hai loại thường thấy là khế chua và khế ngọt với đặc điểm nổi bật là:
- Cây khế chua có đọt và hoa màu nâu đỏ sẫm, lá cây xanh tốt, quả khi chín có màu vàng đậm.
- Cây khế ngọt: Quả khế chua sẽ có kích thước lớn hơn quả khế ngọt. Hoa khế ngọt có màu hồng, cánh rũ xuống, lá cây màu xanh nhạt.
- Cây khế là một loại cây đại thụ, cây ăn quả. Ngày nay, nó được nhiều người yêu thích cây cảnh chế tác nên cây khế bonsai để trang hoàng cho ngôi nhà.
Cách trồng cây khế
Thời gian thích hợp nhất để trồng cây khế là mùa xuân. Trước khi trồng cây, bạn cần làm đất tơi xốp để dễ dàng cho việc gieo hạt và cây dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng nhất. Hình thức trồng cây thường thấy nhất là gieo hạt. Ngoài ra, chiết cành, giâm cành cũng được sử dụng để cây ra quả nhanh hơn. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc trồng cây, bạn hoàn toàn có thể mua cây khế non tại các cửa hàng để về trồng trực tiếp vào đất. Đất trồng khế tốt nhất là loại đất mùn tơi xốp có độ pH vừa đủ. Bạn có thể trộn thêm mùn hữu cơ, phân chuồng và các vỏ xơ dừa,… để tăng độ dinh dưỡng cho đất, giúp cây phát triển nhanh hơn.
Cách chăm sóc cây khế
Khế là loại cây dễ trồng và chăm sóc. Bạn chỉ cần cung cấp đủ nước, ánh sáng thì cây khế sẽ phát triển tươi tốt và nhanh cho quả. Từ ngày thứ 20 sau khi trồng cây, hãy bón phân hữu cơ. Cứ cách khoảng vài tháng thì bạn bón lại, có thể thêm các loại phân chuồng. Khi cây cao khoảng 1m, bạn hãy tiến hành cắt tỉa những cành bị khô héo, sâu bệnh. Vào mùa khô, bạn nên quét vôi bão hòa vào gốc cây để tranh sâu bọ đục thân cây.
Trên đây là những thông tin về cây khế trong phong thủy. Bạn có thể cân nhắc trồng một cây ở nhà để mang lại nhiều may mắn cho gia đình của mình nhé.