Bếp từ được biết đến như một thiết bị không thể nào thiếu được trong công việc nấu nướng của các chị em phụ nữ. Đây được xem là một thiết bị nhà bếp rất thông dụng, chúng có độ bền khá cao, ít bị hỏng hóc trong quá trình sử dụng hay thậm chí là các lỗi kỹ thuật như các loại bếp khác trên thị trường. Nhưng trong giai đoạn sử dụng, đôi khi bạn sẽ gặp phải các tình trạng bếp từ kêu tít tít rồi tắt liên tục.
Vậy nếu hiện tượng này xảy ra thì chúng đang cảnh báo điều gì cho bạn? Cách khắc phục nhanh chóng cho tình trạng này ra sao? Hãy cùng nhau theo dõi bài viết dưới đây để chúng ta có câu trả lời chính xác hơn nhé!
Dấu hiệu của việc bếp từ kêu tít tít rồi tắt là gì? Có thật sự nghiêm trọng hay không?
Sẽ có không ít người nghĩ rằng việc bếp từ kêu tít tít rồi tắt là dấu hiệu của việc bếp từ sắp bị hỏng, chập cháy và bạn phải chuẩn bị thay một cái mới. Nên vì thế mà họ vô cùng lo lắng và nghĩ rằng loại bếp nhà mình mua không đảm bảo về mặt chất lượng cũng như an toàn cho người dùng. Tuy nhiên, trên thực tế thì câu trả lời hoàn toàn không như những gì bạn đã nghĩ về nó.
Thông thường, trong quá trình sử dụng bếp từ bạn sẽ nghe được rất rõ âm thanh phát ra từ bếp khi nó hoạt động. Có những loại bếp với chất lượng cao hơn, xịn sò hơn thì âm thanh phát ra từ bếp sẽ nhỏ hơn và ít ồn ào. Còn đối với những loại bếp có giá trung bình hoặc rẻ thì tiếng ồn cũng sẽ lớn hơn.
Đây cũng được xem là một trong những tiếng kêu mặc định của từng loại bếp mang lại. Nhưng nói chung thì nó không có bất kỳ lỗi hỏng hóc nào như bạn nghĩ nên cũng không cần phải quá lo lắng về vấn đề này. Bạn chỉ cần sử dụng chúng khéo léo và đúng với hướng dẫn của nhà sản xuất thì không có gì đáng để lo ngại cả.
Nguyên nhân khiến bếp từ kêu tít tít rồi tắt
Có thể bạn đang sử dụng loại nồi, xoong hoặc chảo không được dùng cho bếp từ. Việc bếp từ kêu tít tít rồi tắt chính là báo hiệu sự không thích hợp, chúng không phải là loại nồi nhiễm được từ hoặc có kích thước không phù hợp nên gây ra tình trạng trên.
Nguyên nhân thứ 2 xuất phát từ việc người sử dụng đặt bếp không đúng trọng tâm nhiễm từ của bếp nên gây nên hiện tượng bếp từ kêu tít tít rồi tắt. Vì nếu bạn đặt nồi sai so với vị trí cũng như vùng thiết kế của nhà sản xuất thì bếp sẽ không thể nào nhận được tín hiệu cho quá trình nấu chín thức ăn. Nên vì thế mà nó sẽ phát ra âm thanh đó để nhằm thông báo cho bạn biết để có thể thay đổi và đặt nồi lại theo đúng yêu cầu.
Nguyên nhân thứ 3 xuất phát từ vấn đề vật dụng nấu được đặt trên bếp từ quá mỏng hoặc không đạt chất lượng theo đúng yêu cầu của bếp đưa ra. Nếu như nồi hoặc chảo mà bạn đang sử dụng để nấu trên bếp từ có chất liệu quá mỏng và không phải là loại có thể nhiễm được từ thì điều tất nhiên sẽ xảy ra chính là bếp từ kêu tít tít rồi tắt. Đây cũng là một âm thanh nhằm thông báo với bạn rằng bếp không thể phát huy khả năng của nó.
Cuối cùng chính là lỗi kỹ thuật từ cuộn dây cảm ứng được đặt bên dưới mâm nhiệt của bếp từ hoặc lỗi sẽ đến từ việc cài đặt chế độ nấu nướng của bạn không hợp lý.
Nói chung là mỗi loại bếp từ sẽ có nguyên lý hoạt động khác nhau. Bên cạnh đó chúng cũng sẽ có những sự đòi hỏi riêng về dụng cụ trong lúc nấu nướng. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải tình trạng bếp từ kêu tít tít rồi tắt liên tục thì bạn cũng nên xem xét những nguyên nhân được nếu ra bên trên nhé!
Cách khắc phục tình trạng bếp từ kêu tít tít rồi tắt
Nếu bạn nấu ăn dang dở mà bếp từ kêu tít tít rồi tắt không chỉ khiến các chị em nội trợ cảm thấy lo lắng về chất lượng của bếp mà còn khiến cho món ăn bị mất đi hương vị vốn có của nó. Bữa ăn cũng sẽ không còn trọn vẹn như mong đợi ban đầu. Vì vậy mà chị em cũng cần biết đến một số phương pháp để khắc phục tình trạng trên một cách nhanh chóng nhất.
Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được khoản chi phí không hề nhỏ cho việc đem bếp ra tiệm để sửa. Đồng thời cũng sẽ giúp cho món ăn của bạn có thể kịp thời được chuẩn bị mà không mất quá nhiều thời gian. Việc món ăn được đun nấu kịp thời cũng sẽ giúp món ăn đảm bảo được mùi vị và các chất dinh dưỡng cần thiết.
Dưới đây chính là một số phương pháp để khắc phục tình trạng bếp từ kêu tít tít rồi tắt có thể tự thực hiện đơn giản tại nhà mà không cần phải chờ đến thợ sửa chữa nữa:
- Nếu bếp từ kêu tít tít rồi tắt bạn hãy ngay lập tức xem lại dụng cụ nấu ăn của mình có thật sự phù hợp cho bếp hay không? Sau đó hãy chọn lại các dụng cụ nấu nướng có kích thước phù hợp với vùng nấu của bếp từ mà mình đang sử dụng. Khi vùng nấu đã tương thích thì tình trạng bếp từ kêu tít tít rồi tắt sẽ không còn xảy ra nữa.
- Kiểm tra lại vị trí đặt dụng cụ nấu đã đúng chưa. Rất có thể bạn đang đặt nồi hoặc chảo bị lệch so với vùng nhiễm từ của bếp đấy!
- Kiểm tra lại chất liệu cũng như độ dày của dụng cụ nấu. Bếp sẽ không tương thích với các loại nồi hoặc chảo quá mỏng cũng như chất liệu kém. Vì vậy, nếu bạn đang mắc phải lỗi này và khiến bếp từ kêu tít tít rồi tắt bạn chỉ cần thay thế một bộ nồi khác có chất liệu tốt hơn là được.
- Thường xuyên vệ sinh bếp, lau chùi cũng như tránh để bếp dính quá nhiều bụi bẩn làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động dẫn đến việc bếp từ kêu tít tít rồi tắt.
Nhìn chung thì hầu hết các trường hợp bếp từ kêu tít tít rồi tắt là dấu hiệu thường gặp và hoàn toàn có thể tự khắc phục được tại nhà theo sự hướng dẫn bên trên. Hy vọng những thông tin hữu ích trên đây có thể giúp bạn giải quyết nhanh chóng được tình trạng của bếp từ đang xảy ra nhé!